Tìm hiểu về đèn chạy ban ngày và hoạt động của nó
Không, đèn DRL không được sử dụng để thay thế đèn pha khi trời tối. Làm như vậy sẽ vi phạm pháp luật, bởi người đi đường sẽ khó phát hiện ra chiếc xe
Hãy cùng Banxehoi.com tìm hiểu về cách thức hoạt động và các yếu tố khác về đèn chạy ban ngày.
Đèn chạy ban ngày (hoặc DRL) tự động bật theo động cơ xe và được thiết kế để hoạt động vào ban ngày. Công nghệ ô tô mới này là trang bị bắt buộc trên những chiếc xe hơi mới và trên hầu hết các loại xe hợp pháp chạy trên đường.
Đèn chạy ban ngày hoạt động ra sao?
Tìm hiểu về đèn chạy ban ngày
Đèn chạy ban ngày được chiếu sáng khi động cơ xe đang chạy. Chúng chỉ tắt hoặc mờ đi khi đèn pha bật lên. Điều này là do đèn DRL – mang hình dạng của điốt phát sáng mạnh mẽ (LED) – quá sáng để sử dụng vào ban đêm và có thể khiến các tay lái khác bị chói mắt. Chúng cũng sẽ mờ đi khi đèn DRL và đèn bên hông cùng bật.
Kể từ khi đèn DRL tự động bật và tắt theo động cơ xe, nguy cơ quên tắt chúng và tiêu tốn pin xe đã không còn.
Đèn chạy ban ngày có giống với đèn sương mù?
Không, chúng không giống nhau. Đèn sương mù vẫn có thể bật thủ công khi tầm nhìn nhỏ hơn 100m.
Đèn chạy ban ngày có cần thiết?
Mọi chiếc xe mới và xe tải nhỏ được thiết kế (hoặc cải tiến) sau tháng 2 năm 2011 đều được trang bị đèn DRL như trang bị tiêu chuẩn. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người đi đường và người đi bộ có thể phát hiện những chiếc xe sở hữu đèn DRL dễ dàng hơn so với những chiếc xe sử dụng đèn chiếu mờ.
Các trang tạp chí xe hơi cho hay ô tô và xe tải nhỏ được thiết kế hoặc cải tiến trước tháng 2 năm 2011 không cần phải trang bị đèn DRL.
Có thể sử dụng đèn DRL thay vì đèn pha?
Không, đèn DRL không được sử dụng để thay thế đèn pha khi trời tối. Làm như vậy sẽ vi phạm pháp luật, bởi người đi đường sẽ khó phát hiện ra chiếc xe của bạn hơn so với khi sử dụng đèn pha thông thường.
Tương tự như
Đèn pha LED, đèn pha chủ động.
Leave a Reply